5 kiểu nhà bếp phổ biến và ưu – nhược điểm
Phòng Bếp

5 kiểu nhà bếp phổ biến và ưu – nhược điểm

Bếp là không gian quan trọng của mỗi ngôi nhà. Hiện nay có rất nhiều thiết kế bếp khác nhau. Bạn có thể thấy bếp dạng chữ L, bếp có đảo, bếp chữ U, bếp một bên,….

Dưới đây là 5 kiểu bố trí bếp thường thấy và những ưu – nhược điểm của nó mà ilovehome.net muốn chia sẻ để các gia chủ cân nhắc kỹ trước khi thiết kế. Nào hãy cùng tham khảo và lựa chọn thiết kế nhà bếp phù hợp nhất với gia đình bạn nhé.

1/ Bếp một bên

Bếp một bên là kiểu nhà bếp mà mọi thiết bị trong bếp gồm tủ, bàn bếp, …đều được bố trí dọc theo một bức tường. Kiểu bếp một bên này phù hợp với cả các căn hộ diện tích lớn và diện tích nhỏ.

Bếp một bên có ưu điểm là không bị chia, ngăn cách nên giúp người nấu dễ dàng di chuyển đồng thời cũng dễ dàng trong việc thiết kế và bài trí. Đặc biệt là khi thi công nhanh, đỡ tốn kém.

Nhược điểm của bếp một bên đó là quầy bếp của kiểu thiết kế này thường không rộng rãi. Ngoài ra, việc bố trí tủ lạnh, bồn rửa và bếp nấu trên cùng một đường thẳng đôi khi khiến người nấu khó thao tác. Theo các chuyên gia thiết kế nội thất và phong thủy nhà ở chia sẻ thì tốt nhất tủ lạnh, bồn rửa và bếp nấu nên được bố trí sao cho có thể tạo thành một hình tam giác.

2/ Bếp kiểu hành lang

Đối với những không gian hẹp như căn hộ chung cư, nhà nhỏ thì những dạng bếp kiểu hành lang là thiết kế thường thấy. Với kiểu thiết kế bếp này thì gia chủ có thể chọn bày các nội thất cho nhà bếp ở hai bức tường đối diện nhau. Thiết kế thường thấy đó là một trong hai bức tường bếp có thể có cửa sổ, cửa ra vào hoặc cả hai bức tường chỉ là vách ngăn.

Ưu điểm của kiểu bếp hành lang đó là quầy bếp ở hai bên giúp người nấu dễ thao tác. Với kiểu bếp này gia chủ có thể dễ dàng sắp xếp tủ lạnh, chậu rửa và bếp theo hình tam giác đúng phong thủy. Đặc biệt là có thể chứa được nhiều đồ hơn.

Nhược điểm của bếp kiểu hành lang là lối đi hẹp, không phù hợp cho nhiều người nấu cùng lúc. Thậm chí, khi dùng bếp làm lối đi giữa các phòng cũng có thể gây bất tiện trong quá trình sử dụng nên kiểu bếp này ít thấy hơn bếp một bên.

3/ Bếp chữ L

Hiện nay thì thiết kế bếp chữ L thông dụng nhất. Đây là kiểu bếp sử dụng hai bức tường liền kề nhau để thiết kế và bày trí các nội thất.

Ưu điểm khi thiết kế bếp theo hình chữ L đó là người nấu sẽ tiện di chuyển và thao tác. Linh hoạt hơn đó là khi gia chủ có thể dễ dàng bổ sung thêm đảo bếp hoặc bàn, ghế.

Tuy nhiên, nhược điểm của kiểu bếp này đó là bếp, tủ lạnh, bồn rửa và bếp nấu sẽ có thể bị bố trí hơi xa nhau gây bất tiện khi nấu nướng. Thậm chí, phần tủ bếp ở góc chữ L cũng có thể khó sử dụng, hay bị bỏ trống.

4/ Bếp chữ U

Ngoài bếp chữ L thì kiểu bếp chữ U cũng khá phổ biến. Kiểu bếp này thiết kế bang cách sử dụng ba bức tường. Bếp chữ U sẽ giúp khu vực nấu nướng tách biệt với những phần còn lại của căn nhà.

Ưu điểm của bếp chữ U là diện tích lưu trữ lớn và cho phép nhiều người nấu cùng lúc. Nhưng thiết kế bếp này cũng có nhược điểm đó là khó bố trí thêm đảo bếp. Đặc biệt là có thể tạo cảm giác chật chội nhất là với những ngôi nhà diện tích hạn chế.

5/ Bếp có đảo bếp

Thêm một thiết kế bếp khá phổ biến hiện nay là bếp có đảo bếp. Phần đảo này có thể dùng làm chỗ chuẩn bị, nấu đồ ăn hoặc quầy bar rất hiện đại và sang chảnh.

Ưu điểm của bếp có đảo đó là phần đảo bếp cho người nấu nhiều không gian hơn và dễ kết nối với các thành viên khác trong lúc chế biến. Nhưng cũng có nhược điểm đó là cách thiết kế này là tốn diện tích hơn nhiều so với những thiết kế bếp nêu trên.

Bên trên là những chia sẻ của ilovehome.net về những kiểu bếp thường gặp và ưu – nhược điểm của chúng. Nếu bạn đang muốn tìm mua nội thất nhà bếp, ván ghép gỗ cao su lát sàn,… thì đừng chần chờ gì nữa hãy liên hệ với nguyengo.com ngay hôm nay.

Post Comment